Một chuyến du lịch về miền Tây miệt vườn không thể thiếu những chiếc bánh ướt ngọt miền Tây xinh xắn, tươi thắm, dịu dàng sắc xanh, tím, vàng như nét đẹp bình dị của xứ miệt vườn êm ả.
Bánh ướt ngọt còn gọi là bánh cuốn ngọt thu hút du khách bởi cái dân dã mang dấu ấn của lối sống nông nghiệp hồn hậu, chất phác: món gì cũng cuốn, ngọt hay mặn đều ngon của con người miền Tây nơi đây. Về du lịch miền Tây, đâu đâu cũng thấy bán bánh ướt ngọt. Bến xe, bến phà hoặc các ngõ xóm đều thấp thoáng dáng các chị, các cô với chiếc thúng đội đầu, trên đó là lớp lớp bánh ướt ngọt nhiều màu sắc, tô điểm bức tranh làng quê thêm lung linh trong nắng sớm.
Bánh làm từ bột gạo kèm nhân dừa, đậu xanh. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có những biến tấu khác nhau, cho ra thứ quà quê mang đậm bản sắc. Miền Tây hảo ngọt, món gì cũng phải ngọt mới chịu. Nhân bánh gồm đậu xanh và dừa nạo. Đậu xanh đãi vỏ, ngâm mềm, nấu chín xào cùng với dừa. Chọn dừa già vừa phải, khi nạo tránh phần vỏ đen để cơm dừa không bị lạo xạo khi nhai. Xong nhân để riêng, qua phần vỏ bánh. Dù là món ăn dân dã nhưng vỏ bánh phải công phu và khéo léo mới đạt. Bột gạo và bột vị tinh pha đều theo tỉ lệ 1/1, thêm chút muối cho đậm đà, hợp với nhân ngọt. Muốn bột có màu trắng đục thì để nguyên, màu tím thì pha với lá cẩm, màu xanh pha với lá dứa, màu vàng thì pha với đường thốt nốt nấu chảy. Nhìn bánh đẹp mắt vậy mà không có chút phẩm màu hóa học nào, toàn từ sản vật trong vườn nhà.
Người ta thường tráng bột lên nắp nồi hoặc chảo chống dính, với độ dày vừa phải, không quá mỏng khiến bánh dễ gãy khi lấy, không quá dày khiến bánh thô. Mỏng vừa đủ để nhìn thấy nhân bên trong, dẻo dai khi cuốn. Cuộn tròn vỏ bánh với phần nhân vừa xào. Lăn thêm lớp mè rang bên ngoài. Khi ăn chấm với muối mè hoặc muối đậu phộng. Cắn một miếng bánh ướt ngọt, dai dai như bánh da lợn mà sừn sựt thấy mê. Phần nhân ngòn ngọt, beo béo, thơm thơm. Chấm bánh với chút muối mè mằn mặn mới thấy sự hài hòa của hương đồng gió nội.
Cầm chiếc bánh ướt ngọt trên tay thấy hình ảnh của bếp quê rực rỡ than hồng, chiếc nắp nồi bằng gang đang bốc khói cùng tiếng tráng bánh xèo xèo, thấy dáng các mẹ trong bộ bà ba bình dị, với đám con trẻ xoắn xít xung quanh, thấy bàn tay thô ráp tảo tần mà cuốn bánh mềm mại khéo léo, mang cả hồn quê trong món quà cho con trẻ. Thế mới biết, dù là món ăn chơi, cũng thể hiện sự tinh túy và sáng tạo của ẩm thực Nam Bộ.
Nếu bạn có dịp đi tour du lich mien Tay, về với sông nước miệt vườn và người dân thân thiện nơi đây. Hãy thử 1 lần thưởng thức món bánh ướt ngọt này, để cảm nhận hết cái vị đậm đà của nó.
Nguồn Viet Fun Travel: Du lịch miền Tây thưởng thức món bánh ướt ngọt
Bánh ướt ngọt còn gọi là bánh cuốn ngọt thu hút du khách bởi cái dân dã mang dấu ấn của lối sống nông nghiệp hồn hậu, chất phác: món gì cũng cuốn, ngọt hay mặn đều ngon của con người miền Tây nơi đây. Về du lịch miền Tây, đâu đâu cũng thấy bán bánh ướt ngọt. Bến xe, bến phà hoặc các ngõ xóm đều thấp thoáng dáng các chị, các cô với chiếc thúng đội đầu, trên đó là lớp lớp bánh ướt ngọt nhiều màu sắc, tô điểm bức tranh làng quê thêm lung linh trong nắng sớm.
Bánh làm từ bột gạo kèm nhân dừa, đậu xanh. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có những biến tấu khác nhau, cho ra thứ quà quê mang đậm bản sắc. Miền Tây hảo ngọt, món gì cũng phải ngọt mới chịu. Nhân bánh gồm đậu xanh và dừa nạo. Đậu xanh đãi vỏ, ngâm mềm, nấu chín xào cùng với dừa. Chọn dừa già vừa phải, khi nạo tránh phần vỏ đen để cơm dừa không bị lạo xạo khi nhai. Xong nhân để riêng, qua phần vỏ bánh. Dù là món ăn dân dã nhưng vỏ bánh phải công phu và khéo léo mới đạt. Bột gạo và bột vị tinh pha đều theo tỉ lệ 1/1, thêm chút muối cho đậm đà, hợp với nhân ngọt. Muốn bột có màu trắng đục thì để nguyên, màu tím thì pha với lá cẩm, màu xanh pha với lá dứa, màu vàng thì pha với đường thốt nốt nấu chảy. Nhìn bánh đẹp mắt vậy mà không có chút phẩm màu hóa học nào, toàn từ sản vật trong vườn nhà.
Người ta thường tráng bột lên nắp nồi hoặc chảo chống dính, với độ dày vừa phải, không quá mỏng khiến bánh dễ gãy khi lấy, không quá dày khiến bánh thô. Mỏng vừa đủ để nhìn thấy nhân bên trong, dẻo dai khi cuốn. Cuộn tròn vỏ bánh với phần nhân vừa xào. Lăn thêm lớp mè rang bên ngoài. Khi ăn chấm với muối mè hoặc muối đậu phộng. Cắn một miếng bánh ướt ngọt, dai dai như bánh da lợn mà sừn sựt thấy mê. Phần nhân ngòn ngọt, beo béo, thơm thơm. Chấm bánh với chút muối mè mằn mặn mới thấy sự hài hòa của hương đồng gió nội.
Cầm chiếc bánh ướt ngọt trên tay thấy hình ảnh của bếp quê rực rỡ than hồng, chiếc nắp nồi bằng gang đang bốc khói cùng tiếng tráng bánh xèo xèo, thấy dáng các mẹ trong bộ bà ba bình dị, với đám con trẻ xoắn xít xung quanh, thấy bàn tay thô ráp tảo tần mà cuốn bánh mềm mại khéo léo, mang cả hồn quê trong món quà cho con trẻ. Thế mới biết, dù là món ăn chơi, cũng thể hiện sự tinh túy và sáng tạo của ẩm thực Nam Bộ.
Nếu bạn có dịp đi tour du lich mien Tay, về với sông nước miệt vườn và người dân thân thiện nơi đây. Hãy thử 1 lần thưởng thức món bánh ướt ngọt này, để cảm nhận hết cái vị đậm đà của nó.
Nguồn Viet Fun Travel: Du lịch miền Tây thưởng thức món bánh ướt ngọt