Hiển thị các bài đăng có nhãn Món ngon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Món ngon. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Những món đặc sản ngon của Việt Nam có mùi bể mũi

Nước mắm, thắng cố, sầu riêng, lẩu mắm... được coi là đặc sản của Việt Nam nhưng có mùi khiến nhiều du khách nước ngoài không chịu nổi.



Thắng cố: Đây là món ăn đặc trưng của miền núi phía bắc Việt Nam. Hình ảnh những chảo thắng cố nghi ngút bên bếp lửa hồng trong sớm lạnh vùng cao đã trở nên quen thuộc với các du khách. Trước đây, thắng cố được làm từ thịt ngựa, giờ có thể sử dụng bò hoặc lợn. Thịt và và nội tạng được xắt nhỏ, cho vào chảo lớn xào lăn, rồi thêm nước và gia vị, ninh nhừ. Thưởng thức một bát thắng cố với rượu ngô vào mùa đông được xem là trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên, món ăn này có mùi không dễ chịu gì, khiến nhiều du khách không nuốt nổi. Ảnh: Phunuonline.


Nậm pịa: Xét về độ khó ăn và mùi khó ngửi thì nậm pịa còn hơn cả thắng cố. Là đặc sản của người Thái ở Tây Bắc, món ăn này được làm từ nội tạng, tiết đông, đuôi, cuống tim... của bò hoặc dê, nấu cùng loại phân non (pịa) ở ruột già, thêm gia vị và ninh nhừ. Khi chế biến xong, nậm pịa thường có màu xanh, mùi khó chịu và vị đắng. Không phải du khách nào, nhất là du khách nước ngoài, cũng dám thử món ăn độc đáo này. Ảnh: Vietnamnet.


Nước mắm: Loại gia vị nổi tiếng của Việt Nam này có mùi vị đặc trưng. Nước mắm nguyên chất có mùi nồng khá “nhức mũi”, sau khi được pha chế làm nước chấm hoặc dùng trong xào nấu thì lại được nhiều du khách yêu thích. Ảnh: Gastronomyblog.


Mắm tôm: Được nhiều người Việt Nam yêu thích, loại nước chấm này lại khiến các du khách nước ngoài phải nín thở bởi mùi quá đậm. Nhiều người ví mắm tôm với Vegemite của Australia. Ảnh: Mark Wiens.


Mắm cá miền Tây: Các khu chợ bán mắm là điểm tham quan không thể bỏ qua khi tới đồng bằng sông Me Kong. Tại đây, du khách sẽ hoa mắt trước đủ loại mắm, từ mắm ba khía, mắm rô, mắm lóc, mắm cá linh... Tuy nhiên, Thuê xe du lịch 16 chỗ khuyên những du khách đi sau phải chuẩn bị tinh thần để không choáng trước mùi của đặc sản này. Ảnh: Minh Hằng.


Ngoài ra, đây còn là nguyên liệu chính để làm món lẩu mắm hấp dẫn. Món lẩu này thu hút thực khách bởi hương vị độc đáo, thơm ngon, nhưng bạn hầu như sẽ chỉ tìm thấy lẩu mắm ở cá quán bình dân. Phần lớn các nhà hàng sang trọng hay thường xuyên phục vụ khách Tây đều không đưa món ăn này vào thực đơn vì mùi mắm thường khá nồng và đậm, không phải ai cũng chịu được. Ảnh: Minh Hằng.


Bún mắm nêm: Là món ăn nổi tiếng của Đà Nẵng và giờ đã lan ra nhiều vùng trên khắp cả nước, bún mắm nêm không thử thách du khách nước ngoài bằng mắm tôm, nhưng cũng khiến nhiều người nhăn mặt. Tuy nhiên, khi đã ăn rồi thì họ lại thích mê món này. Ảnh: Thiện Nguyễn.


Sầu riêng: Loại quả phổ biến ở vùng Đông Nam Á này được coi là một trong những món khách Tây không thể bỏ qua khi đến Việt Nam. Tuy có vị ngon độc đáo, sầu riêng có mùi khá khó ngửi với những ai không ăn được hay mới thấy lần đầu. Ảnh: John Everingham.


Bánh pía: Tương tự, những ai không chịu nổi mùi sầu riêng sẽ không thể thưởng thức đặc sản bánh pía. Loại bánh có vị ngọt độc đáo và hấp dẫn này có mùi không được dễ chịu cho lắm. Ảnh: Flavorboulevard.

Nguồn: Zing.vn

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Chả ram bắp Đà Lạt – Món ăn bình dị được ưa thích tại phố núi

Ẫm thực Đà Lạt nổi tiếng không chỉ bởi những món ăn đẳng cấp, mà còn được biết đến với rất nhiều món ăn bình dị trong đó có món chả ram bắp Đà Lạt được khá đông du khách ưa chuộng.

 

Đến xứ lạnh, những món ăn thức uống bình dân như chả ram bắp hương vị Đà Lạt đặc trưng, bánh mì xíu mại nóng, sữa đậu nành đang còn bốc khói…lại được xem là những cơ duyên để làm cho du khách gắn với Đà Lạt một cách thắm thiết hơn, bất kể du khách đến với thành phố này từ các tour du lịch Đà Lạt giá rẻ hay cao cấp.

Cái hay và đặc biệt của thành phố sương mù này là có thể làm cho du khách dù ở tầng lớp nào trong xã hội cũng có thể trở thành bạn, khi có dịp lê la thưởng thức những món ăn vặt nơi trung tâm nhộn nhịp đông đúc, khi thành phố về chiều và chuẩn bị lên đèn. Chả ram bắp Đà Lạt có thể được xem là một trong những mối tơ gắn duyên du khách vào không gian nhộn nhịp bình dân ấy.

Người Đà Lạt thanh lịch và nhẹ nhàng, nên những món ăn của họ chế biến hầu như cũng đều thắm đượm chút gì đó rất tao nhã. Chả ram bắp cũng thế, trong những cái chả cuốn thơm nồng mùi yến tiệc, lại ẩn chứa vị ngọt thanh đạm bình dị của bắp còn tươi non hương mới.


Cách chế biến chả ram bắp có vẻ không quá khó, song nó lại đòi hỏi sự từ tốn trong cả quy trình làm chả. Bắp tươi khi hái về được bào ra, ướp gia vị thật khéo cuốn bánh tráng, rồi người ta thả vào chảo dầu đang sôi chiên vàng. 

Chả ram bắp chín có mùi thơm rất lạ, không chỉ phảng phất cái thi vị của món chả giò truyền thống, mà còn quyện vào đó một chút thanh của mùi bắp chín hấp dẫn đến lạ lùng. Dùng chung với chả ram bắp là rau sống, rau thơm tươi nguyên của Đà Lạt và nước chấm rất đặc biệt. Nước chấm cho món chả ram bắp nhìn sơ qua có vẻ rất giống món nước chấm món nem lụi Đà Nẵng hay nem lụi Huế nhưng vị của nó lại nhẹ nhàng hơn.

Được chế biến từ nước dùng với đậu phụng xay nhuyễn và ít đồ chua rồi thêm ít ớt tươi xay, món nước chấm của chả ram bắp Đà Lạt thực sự hiển thị một phương thức chế biến cực kỳ đơn giản nhưng tinh tế, làm cho món chả ram trở nên đặc biệt hơn.


Du khách đến Đà Lạt dù đi tour tự do hay thông qua các công ty tổ chức tour du lịch, có lẽ đều không quên một lần thưởng thức món chả ram bắp Đà Lạt có hương vị độc đáo. Vị cay nồng của ớt, vị bùi của đậu phụng và thơm ngọt của bắp trong chiều lạnh Đà Lạt như làm cho du khách thêm yêu hơn thành phố sương mù nhỏ bé nơi vùng cao nguyên Lâm viên đầy gió.

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Bánh tráng nướng trứng Đà Lạt – Món ăn vặt yêu thích của nhiều người

Là món ăn gần gũi của người dân miền Trung nhất là ở Đà Lạt?

Có vị giòn, béo, vàng rợm và trở thành món ăn vặt không thể thiếu của nhiều du khách?

Vậy làm cách nào để làm được chiếc bánh tráng đúng “chất” thơm ngon?


Là món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Đà Lạt, SOHA TRAVEL hy vọng với cách làm bánh tráng nướng trứng của người Đà Lạt được biến tấu và sáng tạo theo phong cách của người Miền Nam sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho những thực khách khi thưởng thức món bánh nóng hổi này.

SOHA TRAVEL giới thiệu đến bạn cách làm bánh tráng nướng món ăn vặt nổi tiếng không những ở Đà Lạt mà nay đã chinh phục khắp mọi miền bởi hương vị giòn rợm đậm đà. Hãy tìm hiểu xem cách làm và chế biến cho gia đình mình cùng thưởng thức bạn nhé!

CÁCH LÀM BÁNH TRÁNG NƯỚNG TRỨNG ĐÀ LẠT

Dành được nhiều lời khen với mỹ từ “pizza Đà Lạt”, bánh tráng nướng trông rất bắt mắt. Khi đi du lịch Đà Lạt ghé những quán vỉa hè, khi bưng ra nhân viên quán sẽ không quên đưa cho bạn một chai nước sốt chua ngọt, một chai tương ớt ăn kèm cùng một chiếc kéo để bạn tự cắt bánh. Cắt vuông, tròn hay tam giác tùy ý, miễn sao bạn có thể dễ dàng cầm miếng bánh đưa lên miệng một cách ngon lành nhất. Bạn có muốn tự tay làm bánh tráng nướng kiểu Đà Lạt ngay tại nhà không? Hãy để SOHA TRAVEL hướng dẫn cho bạn công thức làm bánh tráng nướng trứng cực ngon, nhung lại rất đơn giản đấy.

Nguyên liệu:

– Bánh tráng

– Tép khô (hay còn gọi là ruốc khô)

– Sa tế

– Trứng cút hay trứng gà

– Hành lá

– Có thể thêm thịt băm xào chín

– Phô mai (nếu thích ăn có vị béo hơn).

– Mắm ruốc miền trung ( Nếu bạn không quen mùi này thì không để vào cũng được)

Cách làm bánh tráng nướng trứng:

– Bạn nên chọn loại bánh tráng Đà Lạt hoặc bánh tráng có độ dày vừa vừa, không mỏng quá, cũng không dày quá nhé.

– Tép khô nên chọn loại tép có tẩm ướp gia vị khi nướng ăn sẽ ngon hơn.

– Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.


Thành phần chủ yếu của bánh tráng nướng


Quy trình chế biến bánh trứng hành này thực hiện trực tiếp từ trứng, hành, thịt băm, pho mai… cho lên bánh tráng rồi nướng

– Đặt bánh tráng lên vỉ nướng, thêm một ít sa tế, hành lá, một quả trứng gà hoặc trứng cút, tép khô.

– Nếu thích thêm thịt băm thì bạn xào chín thịt trước và rải một ít thịt lên bề mặt bánh tráng.

– Vừa nướng bánh vừa dùng thìa dàn đều các nguyên liệu ra khắp mặt bánh tráng.


Món bánh tráng nướng có nguồn gốc từ Đà Lạt với lớp vỏ giòn cùng cùng nhân trứng và
thịt bằm làm nhiều người mê mẩn

– Nếu muốn ăn vị béo hơn bạn có thể dàn mỏng một miếng phô mai, rồi thêm tép khô, hành lá, tương ớt sa tế, trứng dàn đều và nướng bánh đến khi chín.


Bánh tráng nướng ốp la kiểu Đà Lạt vô cùng hấp dẫn và đẹp mắt

Lưu ý: Bạn nên nướng với lửa nhỏ, để tránh tình trạng bị cháy khét bánh mà phần nhân bên trong lại chưa kịp chín nhé.

THƯỞNG THỨC BÁNH TRÁNG NƯỚNG TRỨNG ĐÀ LẠT

Đến đây chắc các bạn vô cùng hào hứng vì sự kết hợp tinh tế của bánh tráng giòn tan kèm theo đó là những hương vị beo béo của trứng cút hoặc trúng gà, vị ngọt thơm của tép khô, của thịt bằm sẽ khiến cho món ăn của bạn hấp dẫn đến mê hoặc lòng người.


Đặc biệt Đà Lạt: gồm trứng, đủ các vị hành, hành phi, phô mai, khô bò, chà bông, tép khô, lạp xưởng, nem chua,mực, gà xé…

Thật sự, nếu lần đầu tiên nếm bánh thì chỉ ngay từ “phát cắn” đầu tiên, khi miếng bánh vỡ vụn thành tiếng trong miệng, hầu như ai cũng “khoái và đã” món bánh tráng nướng ngay tắp lự. Nó được so sánh với pizza không hề khập khiễng. Cũng thơm nức mũi, cũng đủ vị mặn, cay, ngậy, bùi, đã thế lại giòn tan, ăn đến đâu sướng miệng đến đó.


Thật tuyệt khi thưởng thức món ăn này với rau răm và tương ớt

Rất hiếm khách nào vào đây chỉ gọi một chiếc rồi đứng dậy. Bánh trông to nhưng mỏng nên người háu ăn chỉ “vài đường cơ bản” là đã hết veo. Nếu đi hai người, ít nhất bạn phải gọi 3 chiếc mới bớt cảm giác thèm thuồng. Nếu không hương vị đặc biệt này sẽ khiến bạn phát thèm mãi đấy.


Bánh tráng nướng hương phô mai, trứng và những gia vị khác sẽ tan giòn trong miệng tạo nên cảm giác thích thú

Thực sự bánh tráng nướng là một món ăn rất bình dân, nhưng dường như ai cũng thích, vừa ăn vừa hít hà vì cay, vừa lau mồ hôi vì ngồi gần bếp than, ai dừng lại bên những người bán bánh tráng nướng hàng rong Đà Lạt đều phải ăn hai ba cái một lần. Hy vọng với chia sẻ của SOHA TRAVELbạn cũng có thể chuẩn bị ở nhà cho cả nhà của mình cách làm bánh tráng nướng trứng trong những tháng cuối năm se lạnh bạn nhé. Chúc cả nhà cùng ngon miệng với cách làm bánh tráng nướng trứng Đà Lạt cực kỳ hấp dẫn này nha.

Có lẽ, không khí lạnh quanh năm chính là thứ đã giúp cho món bánh tráng nướng này ra đời tại đây. Ở Đà Lạt, hình ảnh các du khách xuýt xoa với cái lạnh và trên tay là cuộn bánh tráng nóng giòn thơm phức đã trở nên rất quen thuộc với mọi người. SOHA TRAVEL chuyên tổ chức các Tour du lịch Đà Lạt giá rẻ, chất lượng với nhiều ưu đãi lớn hấp dẫn sẽ cùng bạn khám phá khu ẩm thực chợ đêm sầm uất của thành phố mộng mơ với món bánh tráng nướng cực đặc biệt này bạn nhé.

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Những món ăn vặt nên thử khi đến du lịch Đà Nẵng hè 2015

Bò kho nóng hổi ăn kèm bánh mì nóng giòn phết phô mai, bánh tằm giòn giòn, ngòn ngọt, bánh cuộn đậu xanh, bánh bèo ruốc tôm, chè xoa xoa mát lạnh,…là vô vàn các món ăn vặt ngon giá rẻ nên thử một lần khi đi tour du lich Da Nang he 2015 tron goi.

Mì Quảng sẽ là món ăn đầu tiên bạn chớ bỏ qua khi đến với thành phố này. Ở đây có món mì Quảng gà, tôm, thịt heo, cá lóc, giá dao động từ 12.000 - 25.000 đồng/tô, tùy thuộc vào tô to hay tô nhỏ. Sợi mì Quảng ở đây trắng nõn, mềm mại, nước chang rất đậm đà, ăn kèm đủ các loại rau sống thơm xanh mượt, ngửi mùi thôi cũng làm người ta xao xuyến.

Một gánh mì Quảng trong chợ Cồn

Một địa chỉ ăn vặt quen thuộc được người bản xứ giới thiệu đó là chợ Cồn. Nơi đây là thiên đường ăn vặt, từ bánh da heo, bánh tằm, bánh đậu phộng, bánh tráng cuốn đậu xanh, mì Quảng, bún ốc, bún thịt nướng, đu đủ bò khô, mít trộn cho tới đủ các loại chè và sinh tố.

Bánh tằm làm từ củ sắn, cùi dừa bào nhỏ

Khi đi du lịch Đà Nẵng du khách có thể tới các gian hàng nhỏ, gọn, sạch đẹp với món ăn giá rất mềm, 5.000 đồng một chén chè chuối thơm lừng hay 3.000 đồng một túi bánh tằm đủ cho 2 người ngồi nhân nha, 10.000 đồng một đĩa bánh bèo, 15.000 đồng một tô bún thịt nướng… Chỉ cần cầm 50.000 đồng vào chợ, bạn có thể ăn no đến căng bụng vẫn còn dư tiền.

Bánh bèo ruốc tôm

Bánh tráng cuốn thịt heo

Bánh da heo lá dứa

Bánh cuộn đậu xanh ăn lớp vỏ giòn, nhân thơm lừng

Ốc xào dừa

Bánh đậu phộng

Chè khoai môn

Chè sâm bổ lượng

Bánh flan

Chè xoa xoa

Vào buổi tối, du khách có thể lang thang trên các hẻm xéo để tìm mít trộn, nộm bò khô, bánh tráng trộn, chè chuối nướng. Những trái chuối chín được bọc xôi nếp, nướng đến thơm lừng trên bếp than hoa rồi sắt mỏng từng miếng, thả trong nồi nước gừng, đường, nước cốt dừa thơm ngào ngạt. Những hạt mưa lắc rắc của buổi đêm Đà Nẵng càng làm chén chè chuối trên tay người ăn thơm ngon hơn khiến cho du khách không thể nào quên được.

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Du lịch đảo Bình Ba thưởng thức món tôm hùm nướng

Bình Ba trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều lý do như ở đây có nhiều hải sản tươi ngon và những bãi biển, phong cảnh đẹp. Khi nhắc đến hải sản, nếu du khách đã ghé qua những vùng biển nổi tiếng của Việt Nam như: Phú Quốc, Nha Trang, Vũng Tàu, Cửa Lò, Mỹ Khê,… thì có lẽ đảo Bình Ba có nhiều ưu điểm hơn cả để níu chân du khách. Dich vu thue xe 16 cho tai TpHCM đi Nha Trang Bình Ba du khách sẽ nếm được nhiều loại hải sản ngon và rẻ, trong đó có món tôm hùm là đặc sản nổi tiếng nơi đây.

Các bè tôm hùm trên đảo Bình Ba

Khi lượng khách du lịch đổ về đây đông đúc phần lớn hải sản chỉ đủ phục vụ nhu cầu trên đảo là chính. Không cần chế biến quá cầu kì nhưng vì bắt và chế biến tại nên chổ nên hải sản còn rất tươi và ngon nên du khách luôn tấm tắc gật gù với các đặc sản địa phương. Một số du khách nói đã đi du lich dao Binh Ba 2 ngay 2 dem mà bỏ qua món tôm hùm thì cũng coi như là chưa biết gì về đảo Bình Ba.

Tôm hùm tươi sống trên đảo Bình Ba

Theo chân một cặp vợ chồng ở trên đảo, chúng tôi có dịp ghé thăm nhiều hộ gia đình nuôi tôm. Tôm hùm ở đây có nhiều loại nên mức giá cũng khác nhau. Loại đắt nhất có thể lên đến hơn 2 triệu/kg là loại tôm vớt từ bè nuôi lên và chế biến trực tiếp. Một số loại được đánh bắt và ngâm đá có mức rẻ hơn từ 800.000 đến hơn 1 triệu/kg. Tôm hùm bán cho khách nhẹ cũng phải đến 0,5kg/con, có nhiều con lớn nặng hơn 1kg.

Bè tôm hùm của người dân trên đảo

Du lich dao Binh Ba Nha Trang du khách sẽ không bao giờ quên được vị béo ngậy, ngọt lịm của tôm hùm, do tôm còn tươi khi ăn kèm muối ớt xanh ở đây càng quyện vào nhau hơn. Muối ớt xanh được chế biết trực tiếp theo công thức riêng của người dân ở đây nên vừa có vị ngọt, vị cay và rất dậy mùi hăng hăng của ớt nhưng lại không quá nồng. Có thể nói muối ớt xanh ở Bình Ba rất khác các loại muối ớt này ở thành phố.

Công ty cho thue xe 24 cho tai tphcm giới thiệu tới du khách một số hình ảnh tôm hùm trên đảo Bình Ba







Nếu một lần được ăn tôm hùm Bình Ba chính hiệu, bạn sẽ khó lòng khen ngon món tôm hùm ở đâu khác.

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Về miền Tây thưởng thức món bánh ướt ngọt thơm ngon

Một chuyến du lịch về miền Tây miệt vườn không thể thiếu những chiếc bánh ướt ngọt miền Tây xinh xắn, tươi thắm, dịu dàng sắc xanh, tím, vàng như nét đẹp bình dị của xứ miệt vườn êm ả.

Bánh ướt ngọt còn gọi là bánh cuốn ngọt thu hút du khách bởi cái dân dã mang dấu ấn của lối sống nông nghiệp hồn hậu, chất phác: món gì cũng cuốn, ngọt hay mặn đều ngon của con người miền Tây nơi đây. Về du lịch miền Tây, đâu đâu cũng thấy bán bánh ướt ngọt. Bến xe, bến phà hoặc các ngõ xóm đều thấp thoáng dáng các chị, các cô với chiếc thúng đội đầu, trên đó là lớp lớp bánh ướt ngọt nhiều màu sắc, tô điểm bức tranh làng quê thêm lung linh trong nắng sớm.


Bánh làm từ bột gạo kèm nhân dừa, đậu xanh. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có những biến tấu khác nhau, cho ra thứ quà quê mang đậm bản sắc. Miền Tây hảo ngọt, món gì cũng phải ngọt mới chịu. Nhân bánh gồm đậu xanh và dừa nạo. Đậu xanh đãi vỏ, ngâm mềm, nấu chín xào cùng với dừa. Chọn dừa già vừa phải, khi nạo tránh phần vỏ đen để cơm dừa không bị lạo xạo khi nhai. Xong nhân để riêng, qua phần vỏ bánh. Dù là món ăn dân dã nhưng vỏ bánh phải công phu và khéo léo mới đạt. Bột gạo và bột vị tinh pha đều theo tỉ lệ 1/1, thêm chút muối cho đậm đà, hợp với nhân ngọt. Muốn bột có màu trắng đục thì để nguyên, màu tím thì pha với lá cẩm, màu xanh pha với lá dứa, màu vàng thì pha với đường thốt nốt nấu chảy. Nhìn bánh đẹp mắt vậy mà không có chút phẩm màu hóa học nào, toàn từ sản vật trong vườn nhà.

Người ta thường tráng bột lên nắp nồi hoặc chảo chống dính, với độ dày vừa phải, không quá mỏng khiến bánh dễ gãy khi lấy, không quá dày khiến bánh thô. Mỏng vừa đủ để nhìn thấy nhân bên trong, dẻo dai khi cuốn. Cuộn tròn vỏ bánh với phần nhân vừa xào. Lăn thêm lớp mè rang bên ngoài. Khi ăn chấm với muối mè hoặc muối đậu phộng. Cắn một miếng bánh ướt ngọt, dai dai như bánh da lợn mà sừn sựt thấy mê. Phần nhân ngòn ngọt, beo béo, thơm thơm. Chấm bánh với chút muối mè mằn mặn mới thấy sự hài hòa của hương đồng gió nội.

Cầm chiếc bánh ướt ngọt trên tay thấy hình ảnh của bếp quê rực rỡ than hồng, chiếc nắp nồi bằng gang đang bốc khói cùng tiếng tráng bánh xèo xèo, thấy dáng các mẹ trong bộ bà ba bình dị, với đám con trẻ xoắn xít xung quanh, thấy bàn tay thô ráp tảo tần mà cuốn bánh mềm mại khéo léo, mang cả hồn quê trong món quà cho con trẻ. Thế mới biết, dù là món ăn chơi, cũng thể hiện sự tinh túy và sáng tạo của ẩm thực Nam Bộ.

Nếu bạn có dịp đi tour du lich mien Tay, về với sông nước miệt vườn và người dân thân thiện nơi đây. Hãy thử 1 lần thưởng thức món bánh ướt ngọt này, để cảm nhận hết cái vị đậm đà của nó.

Nguồn Viet Fun Travel: Du lịch miền Tây thưởng thức món bánh ướt ngọt