Hiển thị các bài đăng có nhãn Chuyến đi của bạn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chuyến đi của bạn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Cung đường trek tuyệt đẹp cho dân phượt

Những ai từng đi cung đường Tà Năng - Phan Dũng đi qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận sẽ không ngần ngại thốt lên: không nơi nào có tuyến đường trek đẹp hơn được nữa.


Tổng hành trình cung đường là 55 km băng rừng, leo đèo, vượt suối, di chuyển từ độ cao 1.100 m xuống còn 500 m so với mực nước biển. Đây là vùng đất chuyển tiếp từ cao nguyên xuống duyên hải miền trung.


Khoảnh khắc dạo bước những tia nắng vàng đầu tiên rải đều trên những ngọn cỏ và từng làn sương mỏng bay lãng đãng bên sườn đồi khiến người đi như có cảm giác đang lạc vào thiên đường nơi hạ giới.


Một chút xanh của cây cỏ, một chút vàng óng của những tia nắng mai xuyên qua màn sương mỏng để ta có thể chạm tay vào sự thuần khiết của thiên nhiên.


Giữa núi đồi sâu thẳm, mọi thứ như chậm lại. Nơi này chỉ có cỏ cây, hoa lá, chim muông, đất trời giao hòa, không gian và thời gian hoàn toàn tách biệt với nhịp sống hối hả thường ngày. Ở đây, sóng điện thoại là thứ xa xỉ.


Ngày mới, chúng tôi được đánh thức bằng tiếng chim hót véo von. Bên ngoài cánh cửa lều mở rộng, những đồi cỏ xanh rì nối tiếp nhau như dài vô tận.


Đôi khi chúng tôi thấy choáng ngợp trước sự hùng vĩ của núi đồi trùng trùng điệp điệp. Cảnh sắc thiên nhiên nơi đây kỳ vĩ, thật sự khác nhiều so với những vùng đất Tây Nguyên khác.


Con đường mòn dẫn lên ngọn đồi cao với lác đác vài cây thông đứng lẻ loi và màn sương mỏng càng làm cho không gian thêm huyền bí, phiêu du.


Khi đi cung Tà Năng - Phan Dũng, bạn có thể lên 3 ngọn đồi cao để ngắm nhìn hoàng hôn, bình minh hay những con đường mòn đất đỏ bazan như dải lụa uốn lượn giữa triền đồi.


Một điểm không thể bỏ qua trong hành trình là mốc tam giác, nơi giao nhau giữa 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận.


Khi đôi chân đã mỏi, gương mặt lấm tấm những giọt mồ hôi, dòng thác Yavly nước trắng xóa xuất hiện trước mắt chúng tôi, xua tan mệt nhọc của hành trình dài.


Ngọn thác hùng vĩ nổi bật giữa màu xanh đại ngàn.


Đây là cung đường lý tưởng dành cho những ai đam mê trekking, muốn tìm chốn bình yên, hòa mình với thiên nhiên.

Cung trekking Tà Năng - Phan Dũng đi qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận. Điểm xuất phát từ xã Tà Năng, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng cách thành phố Đà Lạt 60 km về phía nam, điểm kết thúc là xã miền núi Phan Dũng, huyện Tuy Phong, Bình Thuận.

Hành trang bạn cần chuẩn bị (thật kỹ nhé)

- Thời tiết, trang phục: Mùa này, sau 14h trời thường mưa, vì vậy cần chuẩn bị áo mưa cho người và balo. Buổi trưa trời nắng. Về khuya, trời khá lạnh nhất là khoảng 2-3h. Vì vậy bạn nên mang áo khoác dài tay, khăn rằn vừa chống nắng vừa chống lạnh.

- Thức ăn, nước uống: Đây là cung đường từ 3 ngày trở lên, cần chuẩn bị thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng nhưng gọn nhẹ. Ngày thứ 2 trekking trên những đồi trọc không có suối, cần chuẩn bị nước uống đầy đủ, ít nhất 3 lít nước. - Lều: khu vực hạ trại là đồi trọc nên gió thổi khá mạnh, cần chuẩn bị cọc cắm lều chắc chắn.

- Túi y tế: Rừng rậm có nhiều bò sát như rắn, bò cạp; nhiều côn trùng - nhất là ong vò vẽ - rất độc. Cung đường này rất khó đi và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, thể lực cùng sự chuẩn bị kỹ càng. Bạn nên liên hệ kiểm lâm khu vực Phan Dũng hoặc Tà Năng để biết được các thông tin, giấy tờ cần thiết trước khi lên đường.

Theo Zing

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Ngất ngây với con đường xuyên qua rừng tràm cực lãng mạn ở Long An

Chỉ nhìn thôi đã thấy thoải mái rồi....phong cảnh yên bình, rừng núi xanh mượt..

Đây được xem là một điểm sáng trong tương lai của du lịch Long An, một địa điểm không thể bỏ qua cho những ai mê khám phá thiên nhiên.

Dù bây giờ đã là tháng 8 – mùa thu – nhưng không khí chơi hè vẫn còn náo nhiệt. Đâu đó trên các trang mạng xã hội, những chuyến du ngoạn vẫn rộn ràng, nhộn nhịp.. Cũng trong không khí “tiếc rẻ” mùa hè đó, chúng tôi đã vô tình nghe được về một điểm du lịch khá hay ho nhưng còn nguyên sơ và ít người biết ở Long An, với “đặc sản” là "con đường tình yêu" xuyên rừng tràm dài 5km. Thế là a lê hấp, bỏ qua những lời mời chào đi biển hấp dẫn, chúng tôi đã quyết định chạy xe máy một quãng đường dài về miền Tây với tâm trạng vô cùng hứng khởi.

Nơi đây được gọi là Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập, thuộc huyện Mộc Hóa (tỉnh Long An). Đường đi rất dễ. từ Sài Gòn, bạn đi Quốc lộ 1 xuống Tân An (Long An), rồi rẽ phải sang quốc lộ 62 đi Mộc Hóa. Tới Mộc Hóa, hãy hỏi người dân về làng nổi, ai cũng sẽ nhiệt tình chỉ cho bạn.

Vượt khoảng hơn 2 tiếng rưỡi chạy xe máy, cổng khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập hiện ra. Trước khi đi, tôi từng đọc đâu đó trên mạng bảo rằng, khu bảo tồn này được đầu tư khoảng 100 tỉ đồng, với diện tích 135 ha và vùng đệm rộng 500 ha, nên háo hức lắm. Nhưng khi vào bên trong cái cổng hoành tráng, thì khung cảnh vắng vẻ và đìu hiu của nó khiến sự háo hức của tôi bị sụt giảm một chút. Quả thật, chúng tôi là những vị khách đầu tiên trong ngày hôm nay.

 
Cánh cổng khá hoành tráng nhưng lại vắng vẻ, đìu hiu bên trong.

Sau khi mua vé tham quan (50k/người) , chúng tôi bắt đầu lên xuồng để “thám hiểm” vùng đầm lầy khổng lồ này cùng với một hướng dẫn viên (phòng trường hợp bạn bị lạc). Rừng tràm hiện ra trước mắt, với khung cảnh quen thuộc của miền Tây sông nước. Rừng tràm lớn đến mức, người ta đã cho xây hẳn một tháp canh cao 38m và nhiệm vụ của bạn chỉ là: Chịu khó leo gần mười tầng cầu thang, rồi phóng tầm mắt ra một dải xanh ngát không lồ, hít lấy hít để mùi hương tràm thơm mát cùng những ngọn gió mùa hè. Đúng nghĩa “hòa cùng thiên nhiên”.

Mảng thực vật đa dạng của khu đầm lầy. 

Tháp canh cao 38m.

Toàn cảnh rừng tràm và đầm lầy hiện ra trước mắt.

Và lúc ấy, con đường độc đáo trong rừng tràm hiện ra. Đây rồi, thứ mà khiến tôi bỏ công sức chạy xuống đây. Đó là một cây cầu bằng xi măng, được xây dựng xuyên rừng, để du khách có thể tham quan. Trên đường đi, hai bên là vùng đầm lầy với vô số tràm cùng các loài thực vật khác đang sinh sôi nảy nở. Vào mùa nước nổi, bạn không thể đi trên con đường này vì nước sẽ ngập qua cầu.

Con đường nhỏ lấp ló trong rừng. 

Hai bên là hai hàng cây cao ngút tầm mắt, tạo thành một khung cảnh hun hút, lãng mạn và thanh cảnh vô cùng. 

Với chiều dài 5km cùng vô số nhánh rẽ dẫn tới nhiều khu vực khác nhau của rừng, bạn bắt buộc phải đi theo người hướng dẫn nếu không muốn lạc đường. Xuồng tham quan sẽ đón bạn ở một trong các ngã rẽ để tiếp tục hành trình của mình.

Vô số các ngã rẽ. 

Lá tràm khô rơi ngập lối đi, che khuất đám rêu xanh. 

Nắng ngập trên đầu, xen qua những tán lá, không gây nóng và khó chịu. 

Sự âm u, tĩnh mịch cũng như rộng lớn của khu rừng sẽ làm bạn vô cùng thích thú.

Sau đó, chúng tôi được tham quan vùng đầm lầy với đầm sen. Tuy nhiên, thật không may mắn khi đây không phải mùa sen, nên trên mặt đầm chỉ lác đác bông súng, bèo dạt cùng rong rêu. Đâu đó, một vài chú chim sà xuống rồi tung cánh bay. Không khí vẫn hữu tình, thơ mộng, nhưng nếu có thêm một vài bông sen nữa thì tốt quá.

Khu đầm lầy tràn ngập lục bình, bèo dạt. 

Lác đác những bông hoa súng. 

Cảnh vật vô cùng hoang sơ và tuyệt đẹp.

Chốt lại là

Mặc dù rừng tràm Tân Lập rất đẹp, tôi cũng rất là ưng cái cây cầu "thần thánh" đó, nhưng giá như đi vào mùa sen và khi khu du lịch đã được xây hoàn chỉnh thì tốt hơn rất nhiều. Được biết, trong tương lai, đây sẽ trở thành một khu du lịch đặc trưng của Long An và vùng Đồng Tháp Mười, với 11 khu chức năng như khu bảo tồn tự nhiên, khu nhà nổi trên cọc, khu di trú động vật hoang dã.... sẽ được hình thành và đón khách.

Dù vậy, tôi xin cam đoan với các bạn, đây vẫn là một địa chỉ bỏ túi cho những ai thích trải nghiệm du lịch hoang sơ, gần gũi với thiên nhiên. Nhưng nhớ, đi vào mùa sen nở rộ nhé.

Theo Pat; Ảnh: Hữu Dương / Trí Thức Trẻ

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Tuột thác ở Datanla

Biết đến “chò” chơi này cũng phải 2-3 năm rồi, do dịp tình cờ được rủ nhưng lại bỏ lỡ, mọi người đi về rồi show hình làm mình … thèm . Sau đó thì cũng không nghĩ đến nữa. Bỗng dịp tháng 7, tháng mùa hè của nhiều sự kiện tái diễn, tiếp diễn.

Nhóm “chuyên hát hò” kết hợp phiêu lưu, họ đã tổ chức một chuyến đi nơi thành phố ngàn hoa để tìm cảm giác phiêu bồng. Riêng mình, lại đánh giá cao cái cảm giác hòa mình vào thiên nhiên. Sự lựa chọn lần này được mang tên “Lít Team” & “Luyn’s Night” (LT & LN)


Địa điểm chúng tôi được tuột là thác Datanla, chỗ này thì có nhiều trò chơi mạo hiểm chắc ai cũng biết. Tài liệu ghi: “Là một thác lớn thuộc hệ thống 7 con thác của dòng suối Datanla chảy từ đỉnh đèo Prenn. Thác Datanla chỉ cách Quốc lộ 20 đoạn qua lưng chừng đèo Prenn chừng 300m, cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5km về phía Nam, nằm giữa một vùng rừng núi đầy hoa thơm cỏ lạ, cảnh sắc hữu tình.”


Dịch vụ mà LT chọn tôi cũng không rõ tên, nhưng theo thông tin thì ở Đà Lạt mấy vụ vượt thác thế này khá phổ biến mấy năm gần đây. Tôi được biết mình sẽ được chơi 2 kiểu: abseiling và canyoning. Abseiling hiểu đơn giản là tuột dốc đá, vực sâu, còn Canyoning là tuột theo dòng thác xối xả. Các bạn có nhu cầu tìm hiểu cứ lên gu-gồ đánh 2 chữ này thì tha hồ nhé! Còn giờ mình sẽ kể lể kinh nghiệm và cảm nhận cá nhân mình thôi.


Nhóm tụi mình có 18 mạng tham gia tất cả. Tội nghiệp các bạn guides do không dặn dò kỹ, tụi mình mang máy ảnh nặng kí tùm lum, kết quả phải gởi hết chứ không thể mang the0, mà đâu có chỗ gửi, giao hết cho các bạn lực lưỡng mang, haha… Nặng ì, đi trong rừng, trên thác, băng sông mà mấy bạn phải vác hộ, tội thiệt . Warning cho bạn nào tham gia thì không nên mang bất cứ thiết bị điện tử nào theo nhe, can’t use! Vậy nên: 1 là nhờ các bạn guides chụp hộ, 2 là bạn cùng đoàn có người đi theo mà không chơi, vì dụ như đoàn tôi có anh Nguyen An Vinh nè, hè hè. Album đợt 1 này là toàn hình anh chụp, xin cảm ơn a nhiều.


Tiếp, ban đầu chúng tôi sẽ được trekking nhẹ nhàng vào rừng, quãng đường đi bộ khá trơn trợt cho những bạn lần đầu trek. Ngừng lại ở gần cáp treo. Nhóm sẽ được học cách làm quen với vách đá cao 5-7m và dây. Trò này không đòi hỏi nhiều, chỉ cần chút kỹ thuật, khéo léo, tự tin, dám đương đầu với thử thách… he he, thiệt là máu me. Trong nhóm cũng có nhiều bạn “bánh bèo” vẫn chơi được nốt thì đứa hầm hố như tôi sao lại là ngoại lệ hen!

Nguyên tắc của trò tuột tuột này khá đơn giản:

- Lắng nghe và tiếp thu rõ ràng những gì người hướng dẫn nói, tuyệt đối tuân thủ và nghe theo không quá nghi ngại. Họ là những người chuyên nghiệp và là người dẫn đường cho chúng ta, chứ không phải là tay mơ, nên bản thân chúng ta cũng nên có ý thức chuyên nghiệp một tí.

- Đầu óc tỉnh táo, phán đoán rõ ràng, cứ tự tin mọi chuyện sẽ dễ dàng.

- Tay thuận thì cầm dây “chốt” quan trọng, thả nắm tùy theo sự hướng dẫn và độ tuột. Tay còn lại giữ thăng bằng và khi có sự cố thì chỉ sử dụng duy nhất tay này xử lí. Tay thuận là tay tuyệt đối không buông ra.

- Chân thẳng, ngã người hoàn toàn để tạo lực hút.

- Không tưởng tượng mình là “Spider man” mà đu tùm lum, trượt tè le, hehe. Phải nghiêm túc và bớt giỡn.

Đại khái trong đầu mình nghĩ nhiêu đó. Còn lại thực hiện thì cũng tùy.

Sau bài tập làm quen leo lên leo xuống 3 lần với cả nhún nhảy và đu đu. Vực đầu tiên tụi mình tuột sẽ kế bên thác, cao 15 mét. Cũng được thả người xuống nước chặng cuối rồi bơi bơi vào bờ. Nên ai không biết bơi thì hơi khó nhưng vẫn có thể chơi được do mặc áo phao thì vô tư nổi lềnh bềnh trên nước.

Chặng đầu mình chưa quen nên cũng hơi mất thăng bằng, nhưng vẫn ngọt ngào đi tốt. Thích nhất lúc đang trên cao mà ngoáy đầu nhìn xuống phía dưới. Quá sướng.
Để qua những tầng vượt, phải men theo dòng suối, dòng thác, con đường trong rừng… Một trải nghiệm trek nhỏ trong rừng lí thú, làm mình nhớ cảm giác những ngày đi trek trong rừng. Đầy thích thú.


Tụi mình khá ngạc nhiên với trò thả người tự do xuống các tầng thác nhỏ, cứ nằm ngửa ra, 2 tay bắt chéo trước ngực, toàn thân thả lòng, là dòng thác đẩy mình xuống không sợ va đá (mà có đội nón bảo hộ, va trúng cũng ko sao, haha). Ban đầu ai cũng hoài nghi, nhưng chỉ vài người tiên phong là các bạn hào hứng làm theo, còn mê tít thò lò.


Chặng 2 là vực cao 18 mét, vẫn kết thúc bằng việc thả người nhẹ xuống nước. Tới đây thì mọi người đã quen tay quen chân hết rồi, lại càng hào hứng hơn. Khúc này mình bật thả dây hơi bị giống “Spider Girl” đó nghen! Đương nhiên vẫn an toàn trong vòng kiểm soát chứ không để quá khích mà gây ra thương tích.


Ăn trưa được các bạn guide chuẩn bị bánh mì – mỗi ng 2 ổ no nê.


Tiếp tục băng rừng, vượt suối… để đến đoạn tuột quan trọng cuối hành trình: chính thức sẽ được thả người trong dòng thác xối xả cao 25 mét. Đây chính là thử thác mà nhiều trái tim quả cảm sẽ chùn bước, oe oe, mà trước khi máu me thì chơi trò xì-ke đã: bắn súng nước màu. Trò này do Lít Team chủ trì, ta nói quay lại thời thơ ấu một cách hồn nhiên như những con điên. Vui, thích, hứng khởi. Nghe đồn màu là màu của thực phẩm nên giặt thì ra, mà thấy cái mấy cái áo trắng thành hồng gòi đó nghen!



Làm trẻ em xong thì quay lại tinh thần người lớn nào. Lấy tinh thần vực dậy mà tuột thôi… Ôi chao ta nói nó sướng, cái cảm giác chân thì có thể trượt bất cứ lúc nào dưới dòng thác, còn phía trên mặt thì nước bắn xối xả như điên như dại. Đoạn mình xuống bị hụt chân (cái này do ham hố nhìn xuống dưới thưởng lãm cảnh ngoạn mục) nên mất thăng bằng hơi treo tòng ten, bị nước thác nó xối mất hút luôn. Cũng may áp dụng tất thảy những kinh nghiệm chinh chiến và nghe rõ lời em hướng dẫn nói, vèo vèo ta đã vực dậy nhanh chóng. Nghe tiếng đồng bọn vỗ tay hò reo bên dưới thiệt là y chang như đang có 1 trận đấu thể thao quan trọng. Thích cực!


Lúc tả rơi tự do cũng không kém phần ly kỳ, phải tuyệt đối tin tưởng lời người chỉ dẫn và cứ thế ta rơi, một cảm giác đánh oành xuống nước thiệt phê! Tê dại quá đi àh!


Vâng, và phần tê dại nhất vẫn còn: nhảy từ độ cao 11-13m gì đó xuống, nghĩa là nhảy tự do. Chỉ 1/5 giây đã không còn nhận thức kịp thì mình lại bèm bèm xuống cái hồ bên dưới. Đoạn này thì hơi nguy hiểm thật, chống chỉ định với các bạn nữ ít rèn luyện thể thao, không có sức bật và nhát. Còn mấy anh nam thì vô tư, chắc chống chỉ định mấy bạn sợ độ cao nốt, hehe… Tớ tự tin và lấy đà bật nhảy, nhưng rớt xuống xong thì thấy ghê, hiu hiu… Nói chung khuyên các bạn nữ không nên làm liều.


Kể đại khái thôi mà sao nó hơn 1000 từ luôn thế không biết. Ấn tượng lần này của mình về một Đà Lạt yên bình, mộng mơ và nên thơ là không có. Mình chỉ biết dù sao sẽ quay trở lại lần nữa để tham gia trận tuột thác hấp dẫn hơn … Là bị nhấn chìm 20 giây sau khi thả tuột, oe oe, quá khích cho đội chim chích.

Chấm hết ở đây cho thỏa lòng sẽ quay trở lại nhé!
Cảm ơn Lít Team và các bạn team gì đó không rõ .

Cảm ơn nhửng bánh bèo, bánh bột lọc và bánh đúc đã đồng hành cùng mình. Cảm ơn các tay photographer đã luôn nhiệt tình taken ảnh đẹp cho nhóm.

05.July.2014 — at Thác Datanla.

Nguồn Phuot.vn

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Hành trình leo Fansipan của “phượt nhí” 5 tuổip

Ba cha con anh Cường, bé Khánh 8 tuổi và bé Linh 5 tuổi tới đỉnh Fansipan lúc 3 giờ chiều ngày 9/7/2013.

Một người cha đã quyết định cho hai đứa con ở tuổi mầm non và tiểu học của mình đi ‘phượt’ Fansipan để trải nghiệm cuộc sống.

Ba cha con anh Dương Xuân Cường, bé trai Dương Xuân Nam Khánh (học lớp 3) và bé gái Dương Khánh Linh (học mẫu giáo) vừa chinh phục thành công đỉnh Fansipan vào đầu tháng 7 vừa rồi.

“Hoặc con tiếp tục đi, hoặc ba sẽ ném thẳng con xuống vực”

Anh Dương Xuân Cường kể lại chuyến đi của ba cha con: “Lần này chúng tôi đi không có người khuân vác và người dẫn đường, tổng trọng lượng balo tôi đeo lên tới 25-30kg, thời tiết mưa thông trong 4/5 ngày chúng tôi đi... mọi cái trở nên khó khăn bội phần. Mưa khiến chúng tôi ướt lạnh, đường trơn trượt, tôi và 2 con đã phải ở lại lán 2.800 trong 2 đêm.

Lúc đầu tôi đi cùng 2 người bạn nữa, ngày thứ 4 họ xuống núi do đã leo lên đỉnh, tôi quyết tâm đưa các con tôi đi tiếp. Do vậy, ngày thứ 4 lên đỉnh là ngày thực sự thử thách sự quyết tâm của chúng tôi. Các con tôi mệt, tôi cũng mệt và kiệt sức. Chúng tôi ngồi nghỉ ở một tảng đá trong không gian mù mịt hơi nước, con tôi rơm rớm nước mắt...

Tôi chỉ muốn các con tôi hiểu rằng chúng chỉ có thể dựa vào bản thân mình trong khó khăn của cuộc sống. Cuộc sống có những ranh giới, khi vượt qua nó, mọi chuyện hoàn toàn khác.

Khánh và Linh trong ngày đầu tiên của cuộc hành trình, thời tiết đẹp, họ hạ trại ở độ cao 2.400m.

Chúng tôi ngồi đó, nếu chúng tôi quay về (mà ngay cả việc quay về thời điểm đó đã là cực kỳ khó khăn), chúng tôi là những kẻ thất bại; Nếu chúng tôi đi tiếp, chúng tôi là những kẻ chiến thắng được bản thân mình. Điều này thực sự có ý nghĩa với tôi và các con.

Khi các con tôi ngồi đó và bắt đầu rớm nước mắt, tôi nói: "Hoặc con tiếp tục đi, hoặc ba sẽ ném thẳng con xuống cái vực kia". Và tôi hỏi: "Con chọn đi tiếp hay ngồi lại?" Và các con tôi đã chọn việc đi tiếp. Tôi chỉ cố dạy chúng tư duy giải quyết vấn đề, chúng tôi chỉ có 2 lựa chọn: đi thì sống, ở lại chúng tôi sẽ có thể chết vì đêm lạnh, không có nước mắt vì nó không giúp chúng tôi tồn tại”.

Bí quyết ‘dẫn đường’ của người cha

Chinh phục Fansipan với người lớn đã là một thử thách, với trẻ con càng khó khăn hơn. Lường trước được những khó khăn trên đường phượt, anh Cường đã lên kế hoạch rất kỹ, tính toán các rủi ro để đảm bảo an toàn cho hai con.


Dù trời mưa tầm tã…

Anh chia sẻ: “Tôi phân chia rủi ro của một chuyến đi rừng và sự chuẩn bị để tránh các rủi ro đó như sau:

- Rủi ro về lạc đường: bạn lạc đường do bạn ít biết thông tin và kỹ năng đi rừng. Tôi đã leo Fan một lần theo một tuyến đường khá khó khăn và ít người đi, tôi đã đọc tất cả thông tin liên quan đến nó: về địa hình, thời tiết, phong tục tập quán,… Tôi đã tổ chức các nhóm leo mấy đỉnh núi nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn không cần người dẫn đường, không người khuân vác. Tôi có các thiết bị hỗ trợ như la bàn, GPS,... Do đó, về cơ bản tôi không lo bị lạc đường. Trên thực tế, tôi đã lạc đường vài lần, nhịn đói 24h đồng hồ trong cái lạnh 5 độ C, dùng hết sức lực để bắt dê trên núi ăn, tôi có những sự sai lầm để đời giúp tôi không lặp lại các thất bại đó một lần nữa.

- Rủi ro về thiếu nước: mùa này mùa mưa nên rủi ro đó bị loại bỏ;

- Rủi ro về thiếu thức ăn: thông thường tuyến đường tôi và các con đi, người lớn leo 2 ngày 1 đêm. Tôi dự định 4 ngày 3 đêm. Còn thức ăn tôi chuẩn bị cho 5 ngày. Lúc xuống núi trong ngày thứ 5, tôi vẫn còn một số đồ hộp.

- Rủi ro về rét do mưa và lạnh: nhiệt độ trên Fan mùa này khoảng 10 độ C, ngày mưa và mù trời, do đó, tôi chuẩn bị đủ quần áo ấm cho 3 bố con, các loại áo thường phải kết hợp để giảm trọng lượng đồ mang theo: áo rét kiêm áo chống nước. Ở nhà, thậm chí tôi mang áo của cháu ra xả dưới vòi nước để kiểm tra.

Hai “phượt nhí” vẫn tự mình chinh phục từng đoạn đường.

- Rủi ro về bệnh tật như ốm hay đau bụng do điều kiện thời tiết hoặc thức ăn thay đổi mang lại: tôi mang đủ thức ăn và quần áo ấm để giúp thể lực các con tôi ở trạng thái tốt nhất, các loại thuốc cơ bản như đau bụng, tiêu chảy, hạ sốt, hạ đường huyết,... đều được chuẩn bị một cách kỹ càng.

- Rủi ro khác: địa hình từ độ cao 2.800 lên đến đỉnh rất hiểm trở trong điều kiện trời mưa, các chuyến đi trước sẽ giúp các cháu các kỹ năng leo trèo, giữ thăng bằng, bên cạnh đó, tôi giám sát chặt chẽ những lúc nguy hiểm. Tôi luôn đi trước khi leo xuống và ở đằng sau khi chúng leo lên. Có những đoạn, tôi phải kèm từng cháu qua một”.

Trước đó, anh Cường đã nhiều lần đưa các con đi phượt ở các cung đường ngắn hơn, cho các con chơi thể thao để chuẩn bị kỹ càng về thể lực.