Ba cha con anh Cường, bé Khánh 8 tuổi và bé Linh 5 tuổi tới đỉnh Fansipan lúc 3 giờ chiều ngày 9/7/2013.
Một người cha đã quyết định cho hai đứa con ở tuổi mầm non và tiểu học của mình đi ‘phượt’ Fansipan để trải nghiệm cuộc sống.
Ba cha con anh Dương Xuân Cường, bé trai Dương Xuân Nam Khánh (học lớp 3) và bé gái Dương Khánh Linh (học mẫu giáo) vừa chinh phục thành công đỉnh Fansipan vào đầu tháng 7 vừa rồi.
Lúc đầu tôi đi cùng 2 người bạn nữa, ngày thứ 4 họ xuống núi do đã leo lên đỉnh, tôi quyết tâm đưa các con tôi đi tiếp. Do vậy, ngày thứ 4 lên đỉnh là ngày thực sự thử thách sự quyết tâm của chúng tôi. Các con tôi mệt, tôi cũng mệt và kiệt sức. Chúng tôi ngồi nghỉ ở một tảng đá trong không gian mù mịt hơi nước, con tôi rơm rớm nước mắt...
Tôi chỉ muốn các con tôi hiểu rằng chúng chỉ có thể dựa vào bản thân mình trong khó khăn của cuộc sống. Cuộc sống có những ranh giới, khi vượt qua nó, mọi chuyện hoàn toàn khác.
Chúng tôi ngồi đó, nếu chúng tôi quay về (mà ngay cả việc quay về thời điểm đó đã là cực kỳ khó khăn), chúng tôi là những kẻ thất bại; Nếu chúng tôi đi tiếp, chúng tôi là những kẻ chiến thắng được bản thân mình. Điều này thực sự có ý nghĩa với tôi và các con.
Khi các con tôi ngồi đó và bắt đầu rớm nước mắt, tôi nói: "Hoặc con tiếp tục đi, hoặc ba sẽ ném thẳng con xuống cái vực kia". Và tôi hỏi: "Con chọn đi tiếp hay ngồi lại?" Và các con tôi đã chọn việc đi tiếp. Tôi chỉ cố dạy chúng tư duy giải quyết vấn đề, chúng tôi chỉ có 2 lựa chọn: đi thì sống, ở lại chúng tôi sẽ có thể chết vì đêm lạnh, không có nước mắt vì nó không giúp chúng tôi tồn tại”.
Dù trời mưa tầm tã…
Anh chia sẻ: “Tôi phân chia rủi ro của một chuyến đi rừng và sự chuẩn bị để tránh các rủi ro đó như sau:
- Rủi ro về lạc đường: bạn lạc đường do bạn ít biết thông tin và kỹ năng đi rừng. Tôi đã leo Fan một lần theo một tuyến đường khá khó khăn và ít người đi, tôi đã đọc tất cả thông tin liên quan đến nó: về địa hình, thời tiết, phong tục tập quán,… Tôi đã tổ chức các nhóm leo mấy đỉnh núi nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn không cần người dẫn đường, không người khuân vác. Tôi có các thiết bị hỗ trợ như la bàn, GPS,... Do đó, về cơ bản tôi không lo bị lạc đường. Trên thực tế, tôi đã lạc đường vài lần, nhịn đói 24h đồng hồ trong cái lạnh 5 độ C, dùng hết sức lực để bắt dê trên núi ăn, tôi có những sự sai lầm để đời giúp tôi không lặp lại các thất bại đó một lần nữa.
- Rủi ro về thiếu nước: mùa này mùa mưa nên rủi ro đó bị loại bỏ;
- Rủi ro về thiếu thức ăn: thông thường tuyến đường tôi và các con đi, người lớn leo 2 ngày 1 đêm. Tôi dự định 4 ngày 3 đêm. Còn thức ăn tôi chuẩn bị cho 5 ngày. Lúc xuống núi trong ngày thứ 5, tôi vẫn còn một số đồ hộp.
- Rủi ro về rét do mưa và lạnh: nhiệt độ trên Fan mùa này khoảng 10 độ C, ngày mưa và mù trời, do đó, tôi chuẩn bị đủ quần áo ấm cho 3 bố con, các loại áo thường phải kết hợp để giảm trọng lượng đồ mang theo: áo rét kiêm áo chống nước. Ở nhà, thậm chí tôi mang áo của cháu ra xả dưới vòi nước để kiểm tra.
- Rủi ro về bệnh tật như ốm hay đau bụng do điều kiện thời tiết hoặc thức ăn thay đổi mang lại: tôi mang đủ thức ăn và quần áo ấm để giúp thể lực các con tôi ở trạng thái tốt nhất, các loại thuốc cơ bản như đau bụng, tiêu chảy, hạ sốt, hạ đường huyết,... đều được chuẩn bị một cách kỹ càng.
- Rủi ro khác: địa hình từ độ cao 2.800 lên đến đỉnh rất hiểm trở trong điều kiện trời mưa, các chuyến đi trước sẽ giúp các cháu các kỹ năng leo trèo, giữ thăng bằng, bên cạnh đó, tôi giám sát chặt chẽ những lúc nguy hiểm. Tôi luôn đi trước khi leo xuống và ở đằng sau khi chúng leo lên. Có những đoạn, tôi phải kèm từng cháu qua một”.
Trước đó, anh Cường đã nhiều lần đưa các con đi phượt ở các cung đường ngắn hơn, cho các con chơi thể thao để chuẩn bị kỹ càng về thể lực.
Một người cha đã quyết định cho hai đứa con ở tuổi mầm non và tiểu học của mình đi ‘phượt’ Fansipan để trải nghiệm cuộc sống.
Ba cha con anh Dương Xuân Cường, bé trai Dương Xuân Nam Khánh (học lớp 3) và bé gái Dương Khánh Linh (học mẫu giáo) vừa chinh phục thành công đỉnh Fansipan vào đầu tháng 7 vừa rồi.
“Hoặc con tiếp tục đi, hoặc ba sẽ ném thẳng con xuống vực”
Anh Dương Xuân Cường kể lại chuyến đi của ba cha con: “Lần này chúng tôi đi không có người khuân vác và người dẫn đường, tổng trọng lượng balo tôi đeo lên tới 25-30kg, thời tiết mưa thông trong 4/5 ngày chúng tôi đi... mọi cái trở nên khó khăn bội phần. Mưa khiến chúng tôi ướt lạnh, đường trơn trượt, tôi và 2 con đã phải ở lại lán 2.800 trong 2 đêm.Lúc đầu tôi đi cùng 2 người bạn nữa, ngày thứ 4 họ xuống núi do đã leo lên đỉnh, tôi quyết tâm đưa các con tôi đi tiếp. Do vậy, ngày thứ 4 lên đỉnh là ngày thực sự thử thách sự quyết tâm của chúng tôi. Các con tôi mệt, tôi cũng mệt và kiệt sức. Chúng tôi ngồi nghỉ ở một tảng đá trong không gian mù mịt hơi nước, con tôi rơm rớm nước mắt...
Tôi chỉ muốn các con tôi hiểu rằng chúng chỉ có thể dựa vào bản thân mình trong khó khăn của cuộc sống. Cuộc sống có những ranh giới, khi vượt qua nó, mọi chuyện hoàn toàn khác.
Khánh và Linh trong ngày đầu tiên của cuộc hành trình, thời tiết đẹp, họ hạ trại ở độ cao 2.400m.
Chúng tôi ngồi đó, nếu chúng tôi quay về (mà ngay cả việc quay về thời điểm đó đã là cực kỳ khó khăn), chúng tôi là những kẻ thất bại; Nếu chúng tôi đi tiếp, chúng tôi là những kẻ chiến thắng được bản thân mình. Điều này thực sự có ý nghĩa với tôi và các con.
Khi các con tôi ngồi đó và bắt đầu rớm nước mắt, tôi nói: "Hoặc con tiếp tục đi, hoặc ba sẽ ném thẳng con xuống cái vực kia". Và tôi hỏi: "Con chọn đi tiếp hay ngồi lại?" Và các con tôi đã chọn việc đi tiếp. Tôi chỉ cố dạy chúng tư duy giải quyết vấn đề, chúng tôi chỉ có 2 lựa chọn: đi thì sống, ở lại chúng tôi sẽ có thể chết vì đêm lạnh, không có nước mắt vì nó không giúp chúng tôi tồn tại”.
Bí quyết ‘dẫn đường’ của người cha
Chinh phục Fansipan với người lớn đã là một thử thách, với trẻ con càng khó khăn hơn. Lường trước được những khó khăn trên đường phượt, anh Cường đã lên kế hoạch rất kỹ, tính toán các rủi ro để đảm bảo an toàn cho hai con.Dù trời mưa tầm tã…
Anh chia sẻ: “Tôi phân chia rủi ro của một chuyến đi rừng và sự chuẩn bị để tránh các rủi ro đó như sau:
- Rủi ro về lạc đường: bạn lạc đường do bạn ít biết thông tin và kỹ năng đi rừng. Tôi đã leo Fan một lần theo một tuyến đường khá khó khăn và ít người đi, tôi đã đọc tất cả thông tin liên quan đến nó: về địa hình, thời tiết, phong tục tập quán,… Tôi đã tổ chức các nhóm leo mấy đỉnh núi nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn không cần người dẫn đường, không người khuân vác. Tôi có các thiết bị hỗ trợ như la bàn, GPS,... Do đó, về cơ bản tôi không lo bị lạc đường. Trên thực tế, tôi đã lạc đường vài lần, nhịn đói 24h đồng hồ trong cái lạnh 5 độ C, dùng hết sức lực để bắt dê trên núi ăn, tôi có những sự sai lầm để đời giúp tôi không lặp lại các thất bại đó một lần nữa.
- Rủi ro về thiếu nước: mùa này mùa mưa nên rủi ro đó bị loại bỏ;
- Rủi ro về thiếu thức ăn: thông thường tuyến đường tôi và các con đi, người lớn leo 2 ngày 1 đêm. Tôi dự định 4 ngày 3 đêm. Còn thức ăn tôi chuẩn bị cho 5 ngày. Lúc xuống núi trong ngày thứ 5, tôi vẫn còn một số đồ hộp.
- Rủi ro về rét do mưa và lạnh: nhiệt độ trên Fan mùa này khoảng 10 độ C, ngày mưa và mù trời, do đó, tôi chuẩn bị đủ quần áo ấm cho 3 bố con, các loại áo thường phải kết hợp để giảm trọng lượng đồ mang theo: áo rét kiêm áo chống nước. Ở nhà, thậm chí tôi mang áo của cháu ra xả dưới vòi nước để kiểm tra.
Hai “phượt nhí” vẫn tự mình chinh phục từng đoạn đường.
- Rủi ro về bệnh tật như ốm hay đau bụng do điều kiện thời tiết hoặc thức ăn thay đổi mang lại: tôi mang đủ thức ăn và quần áo ấm để giúp thể lực các con tôi ở trạng thái tốt nhất, các loại thuốc cơ bản như đau bụng, tiêu chảy, hạ sốt, hạ đường huyết,... đều được chuẩn bị một cách kỹ càng.
- Rủi ro khác: địa hình từ độ cao 2.800 lên đến đỉnh rất hiểm trở trong điều kiện trời mưa, các chuyến đi trước sẽ giúp các cháu các kỹ năng leo trèo, giữ thăng bằng, bên cạnh đó, tôi giám sát chặt chẽ những lúc nguy hiểm. Tôi luôn đi trước khi leo xuống và ở đằng sau khi chúng leo lên. Có những đoạn, tôi phải kèm từng cháu qua một”.
Trước đó, anh Cường đã nhiều lần đưa các con đi phượt ở các cung đường ngắn hơn, cho các con chơi thể thao để chuẩn bị kỹ càng về thể lực.