Đây là thác nước của sông Iguazu, nằm trên đường biên giới của hai nước Brazil và Argentina. Thác Iguazu cao và rộng hơn so với thác Niagara, thác có hai tầng gồm nhiều ngọn nước lớn nhỏ khác nhau với hình dạng móng ngựa.
Thác Iguazu là kết quả của vụ phun trào núi lửa để lại vết nứt trong lòng đất. Trong mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3, tỉ lệ dòng chảy của nước xuống thác có thể lên đến 450.000 mét khối mỗi giây.
Tên thác được người bản địa Guarani gọi là Iguazu có nghĩa là “nước lớn”. Truyền thuyết kể rằng một vị thần đã lên kế hoạch kết hôn với một người phụ nữ phàm trần xinh đẹp tên là Naipi, nhưng cô gái này không chấp nhận mà chạy trốn cùng người yêu của mình, và cuối cùng chết trên một chiếc thuyền. Trong cơn giận dữ, vị thần này đã thái lát con sông thành những thác nước để trừng trị những người yêu nhau vĩnh viễn. Đó là truyền thuyết cho sự hình thành thác nước Iguazu này. Người Tây Ban Nha phát hiện ra thác này đầu tiên vào năm 1541.
Hệ thống thác gồm 275 thác lớn nhỏ đổ dọc xuống. Một số thác nước riêng lẻ có chiều cao lên đến 82 m, còn đa phần là khoảng 64 m. Hết hai phần ba thác nước nằm trong phạm vi lãnh thổ Argentina, cũng có khoảng 900 m chiều dài là nước không chảy qua đây.
Hạn hán là mối quan tâm đầu tiên khi nói đến thác này, hàng năm hạn hán thường xảy ra, khiến cho nước của sông giảm xuống thấp, hiện tượng này thường kéo dài một vài tuần. Khi nước rút xuống để lộ ra những vách đá bazan bị mòn đi khoảng 3 mm một năm. Nhưng muốn quan sát thác vào thời điểm đặc biệt này, bạn cần phải biết rõ thông tin hơn về mực nước trước lúc viếng thăm.
Thiên đường tự nhiên này mang đến cho bạn vô số cảm giác mạnh và hứng thú. Để có thể quan sát toàn cảnh thác Iguazu nằm ở hai quốc gia, cách tốt nhất là đi trực thăng, máy bay hoặc cũng có thể chèo thuyền ra giữa dòng thác.
Một phần của thác là hệ sinh thái rừng được bảo vệ bởi công viên quốc gia Brazil và Argentia ở hai bên thác. Bạn có thể tham quan công viên quốc gia nằm bên phía Argentina, có những con đường mòn vào rừng. Một ngày trong công viên để bạn khám phá và tận hưởng trọn vẹn hệ động thực vật hoang dã. Các công viên quốc gia nằm ở hai nước này được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1984 và 1986.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.